Trong dịp lễ, Tết nhu cầu giao lưu, đi lại và tập trung đông người là cơ hội cho dịch bệnh có thể bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng, vì vậy, mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh trong dịp tết.
Tết đến, khi thời tiết chuyển mùa Đông - Xuân thường tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt đối với những người sức khỏe yếu, sức đề kháng giảm hoặc không thích nghi kịp sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đồng thời đây cũng là điều kiện môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển và lây lan như bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), cảm, cúm, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu…Trong dịp lễ, Tết nhu cầu giao lưu, đi lại và tập trung đông người là cơ hội cho dịch bệnh có thể bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng, vì vậy, mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh trong dịp tết.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp chính cần thực hiện:
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.
Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.
Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…).
Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Nguồn: https://vncdc.gov.vn/chu-dong-phong-chong-dich-benh-trong-dip-tet-thoi-tiet-gia-lanh-nd13488.html
1. Tại sao trong dịp Tết thời tiết giá lạnh lại dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người?
2. Những ai dễ bị nhiễm bệnh nhất khi thời tiết chuyển mùa?
3. Một số bệnh dễ gặp phải khi thời tiết chuyển mùa lạnh là?
4. Đâu là biện pháp giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh?
5. Khi làm việc ngoài trời, vào thời điểm nào cần đặc biệt lưu ý giữ ấm cho cơ thể?
6. Bộ phận nào trên cơ thể cần lưu ý giữ ấm nhất khi thời tiết lạnh?
7. Dấu hiệu của bệnh sởi là gì?
8. Dấu hiệu của bệnh rubella là gì?
9. Dấu hiệu của bệnh thủy đậu là gì?
10. Dấu hiệu của bệnh cúm là gì?
11. Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, chúng ta cần lưu ý điểm gì?
12. Chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe phòng chống dịch bệnh trong thời tiết lạnh là gì?
13. Lưu ý nào đúng về chế độ dinh dưỡng tốt đảm bảo sức khỏe trong thời tiết lạnh?
14. Đâu là những cách vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh trong thời tiết lạnh?
15. Lưu ý nào sai về biện pháp phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết thời tiết giá lạnh?
Thanhphuong
Ngày phê duyệt : 20/03/2024Kiến thức hay
Ngọc Tấn
Ngày phê duyệt : 27/02/2024Kiến thức hay
Ngoc Khanh
Ngày phê duyệt : 26/02/2024Kiến thức có ích