Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người, do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gây ra. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm.
Mặc dù vậy, không phải bệnh truyền nhiễm nào cũng có mức độ nặng – nhẹ giống nhau. Phân loại bệnh truyền nhiễm tùy thuộc đặc điểm của bệnh.
Nước ta, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm: Nhóm A, B, C
Nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh bao gồm các bệnh bại liệt, cúm gia cầm A(H5N1), bệnh đậu mùa, bệnh COVID-19, bệnh sốt vàng…
Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thủy đậu…
Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (giang mai, lậu, bệnh sốt mò, sán lá gan, sốt xuất huyết do virus Hanta…).
Các bệnh truyền nhiễm nhóm B bao gồm: Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno), bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bệnh bạch hầu, cúm bệnh dại, ho gà, lao phổi, bệnh do liên cầu lợn ở người, lỵ A-míp, lỵ trực trùng, quai bị, sốt Dengue), sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, sốt phát ban, bệnh sởi, tay-chân-miệng, bệnh than, bệnh thủy đậu, thương hàn, uốn ván, bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon), viêm gan vi rút, viêm màng não do mô cầu, viêm não vi rút, bệnh xoắn khuẩn vàng da, tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota). Bệnh do virus Zika; bệnh đậu mùa khỉ được bổ sung theo Điều 1 tại Quyết định 3044 năm 2022 của Bộ Y tế.
Từ ngày 20/10/2023, Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Vì vậy, khi chuyển sang nhóm B, Covid -19 sẽ được phòng chống như các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, cụ thể:
Tiêm vaccine
Đây là biện pháp chủ động tạo miễn dịch cho cơ thể người, đặc biệt là người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi cơ thể khỏe mạnh và tuân theo đúng lịch tiêm phòng. Tỉ lệ người tiêm phòng càng cao, số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn, từ đó bệnh càng khó lây truyền và ít có khả năng bùng phát thành dịch lớn. Tuy nhiên, mặt hạn chế đó là không phải bệnh truyền nhiễm nào cũng có vaccine và chi phí tiêm vắc-xin cũng là một trở ngại lớn.
Giữ vệ sinh cá nhân
Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tắm rửa thường xuyên để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, đặc biệt là khi đến chỗ đông người.
Rửa tay thường xuyên theo đúng các bước Bộ Y tế khuyến cáo.
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi được lọc hoặc xử lý, bảo quản thức ăn đã chế biến, ngăn không cho ruồi nhặng bâu vào, không dùng lẫn lộn các dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín. Các biện pháp này sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: bệnh tả, bệnh lỵ,
Khi xác định bị mắc bệnh truyền nhiễm, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, tránh tiến triển nặng và tránh nguy cơ tử vong, giảm sự lây truyền bệnh cho cộng đồng.
Nguồn: Thiên Đức (Báo Sức khoẻ Đời sống)
1. Bệnh truyền nhiễm là gì?
2. Các tác phân gây bệnh truyền nhiễm có thể là?
3. Bệnh truyền nhiễm được phân thành mấy nhóm và tên các nhóm là gì?
4. Các bệnh truyền nhiễm nhóm B là gì?
5. Từ ngày 20/10/2023, COVID-19 chính thức thành bệnh truyền nhiễm nhóm nào?
6. Giữ vệ sinh như thế nào để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm?
7. Các biện pháp nào phòng ngừa bệnh tả, bệnh lỵ?
8. Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B là?
9. Tác dụng của việc tiêm vaccine phòng dịch bệnh truyền nhiễm là?
10. Ngoài COVID-19, bạn có biết bệnh truyền nhiễm nào thuộc nhóm B?
11. Bệnh truyền nhiễm nào có thể lây qua đường tình dục?
12. Quan hệ tình dục an toàn phòng tránh các bệnh truyền nhiễm bằng cách?
13. Phương thức lây truyền của một số bệnh truyền nhiễm qua đường giọt bắn là gì?
14. Phương thức lây truyền của một số bệnh truyền nhiễm qua đường không khí là gì?
15. Phương thức lây truyền của một số bệnh truyền nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp là gì?
Nguyễn Thị Mai Huyền
Ngày phê duyệt : 29/02/2024Tuyệt vời, tôi đã biết được nhiều điều ý nghĩa
Thanhphuong
Ngày phê duyệt : 18/03/2024Kiến thức hay
Ngoc Khanh
Ngày phê duyệt : 29/02/2024Kiến thức hay
Ngoc Khanh
Ngày phê duyệt : 11/03/2024Kiến thức hay
Ngọc Hạnh
Ngày phê duyệt : 11/03/2024Kiến thức hay
Ngọc Hạnh
Ngày phê duyệt : 29/02/2024Kiến thức hay
Ngọc Tấn
Ngày phê duyệt : 29/02/2024Kiến thuc hay
Lý Thị Lợi
Ngày phê duyệt : 29/02/2024Song
Ngoc Khanh
Ngày phê duyệt : 11/03/2024Kiến thức hay